NGOẠI LỆ VỀ QUYỀN TÁC GIẢ THEO LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2022

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Chỉ có tác giả hoặc chủ sở hữu mới được hưởng quyền và khai thác quyền đối với tác phẩm của họ. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định về bảo vệ quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với quyền tác giả thì Luật Sở hữu trí tuệ cũng có những quy định ngoại lệ. Những quy định này với mục đích tôn trọng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả/ chủ sở hữu khi chia sẻ quyền sử dụng tác phẩm với công chúng.

CÁC TRƯỜNG HỢP NGOẠI LỆ KHÔNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ?

Ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả là trường hợp tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tác phẩm đã được công bố không cần phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Cụ thể các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

  1. Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân.
  2. Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại.

Như vậy, so với trước đó quyền sao chép ở đây được mở rộng cho cả việc “sao chép một bản hoặc một phần tác phẩm cho việc học của cá nhân”.

  1. Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;
  2. Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước – quy định này đề cao vai trò của hoạt động quản lý nhà nước đối với quyền tác giả. Từ đó chủ sở hữu quyền tác giả có trách nhiệm đối với hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước.
  3. Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu;
  4. Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại. Quyền sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện theo quy định của Luật mới đã được mở rộng gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận.
  5. Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại
  6. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó, không nhằm mục đích thương mại
  7. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm mục đích thương mại;
  8. Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;
  9. Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó;
  10. Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật này. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 có Điều 25 a. quy định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giải dành cho người khuyết tật- Đây là một quy định mới được bổ sung nhằm tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận thông tin, tri thức đồng thời cân bằng giữa bảo vệ quyền tác giả và lợi ích của người khuyết tật để giảm thiểu tối đa những thiệt thòi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người khuyết tật.

LƯU Ý ĐỐI VỚI NGOẠI LỆ KHÔNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ?

Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã có những thay đổi về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả bắt đầu bằng tên điều luật được đổi từ “Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao” thành “Điều 25. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả;  Điều 25a. Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật” – tên điều luật đã ngắn gọn và dễ hiểu hơn giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm và hình dung ra khía cạnh phạm vi bị giới hạn của chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các ngoại lệ này, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Một là, việc sao chép và sử dụng tác phẩm trong các trường hợp ngoại lệ đều nhấn mạnh “không nhằm mục đích thương mại” – quy định này nhằm bảo vệ quyền của tác giả/chủ sở hữu và lợi ích cộng đồng.

Hai là, các ngoại lệ này không được mâu thuẫn với việc khái thác bình thường tác phẩm, không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Ba là, việc sao chép tác phẩm đối với các trường hợp ngoại lệ không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính, việc làm tuyển tập, hợp tuyển tác phẩm.

CHÚNG TÔI LUÔN TƯ VẤN TẬN TÂM, TẬN TÌNH, CHU ĐÁO BẰNG SỰ CHÂN THÀNH NHẤT cho việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả và xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với quyền tác giả cũng như đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, xin hãy lên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY INNETCO – HOÀNG PHÚC

Số 50, ngõ 210 phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội

ĐT: 0963 595 787; E-mai: info@innetcoip.com; Website: innetcoip.com

 Chúng tôi hi vọng sẽ có cơ hội hợp tác và làm hài lòng các yêu cầu của bạn với phương châm “Khách hàng là Người nhà!”.

Trân trọng!

Lý Thị Ghển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *