CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN

Mỗi loại sản phẩm sẽ do một cơ quan chuyên môn phụ trách tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký chất lượng của doanh nghiệp vì vậy sản phẩm của bạn là gì chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn nên đăng ký ở đâu cho phù hợp;

Hướng dẫn cung cấp thông tin và chuẩn bị các loại giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;

Nộp hồ sơ, nộp phí, lệ phí và theo dõi quá trình xem xét hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền

Tư vấn kiểm nghiệm sản phẩm sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm

Hướng dẫn cách công bố sản phẩm

Nhận Giấy chứng nhận và bàn giao cho BẠN

VẤN ĐỀ BẠN ĐANG GẶP PHẢI KHI ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

01

Bạn đang gặp khó khăn về việc làm thủ tục đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

02

Bạn đang băn khoăn không biết nên đăng ký tiêu chuẩn chất lượng ở cơ quan nào cho đúng với sản phẩm của mình.

03

Bạn đang không biết nên chọn đăng ký chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn hay chứng nhận hệ thống,…

04

Bạn đang không biết đăng ký tiêu chuẩn chất lượng xong thì phải làm gì.

05

Bạn không biết hồ sơ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cần những tài liệu gì và nộp hồ sơ ở đâu

06

Bạn đang không biết lựa chọn công ty hay văn phòng luật nào có uy tín đại diện trong việc đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cho mình

CHÚNG TÔI LUÔN LUÔN LẮNG NGHE, LUÔN LUÔN THẤU HIỂU VÀ CHIA SẺ VỚI NHỮNG KHÓ KHĂN, BĂN KHOĂN MÀ BẠN ĐANG GẶP PHẢI
HÃY ĐỂ CHÚNG TÔI GIẢI QUYẾT NHỮNG ĐIỀU ĐÓ CHO BẠN

BẠN NÊN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI VÌ

ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA UY TÍN

Đội ngũ Luật sư, Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ, luật gia…uy tín, nhiều kinh nghiệm đảm bảo mang đến cho bạn sự tin tưởng tuyệt đối và sự thoải mái, hài lòng nhất về dịch vụ. Với phương châm “KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI NHÀ”.

Dịch vụ chất lượng

Tận tâm hướng dẫn đầy đủ, chi tiết, nhanh chóng hoàn thành hồ sơ cho bạn.

Tư vấn miễn phí

Tư vấn miễn phí việc chuẩn bị giấy tờ, tài liệu, soạn, tư vấn soạn hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy

HỖ TRỢ TỐI ĐA

Không để bạn phải đi lại, không mất nhiều thời gian, công sức, có kết quả gửi đến tận tay cho bạn

CHI PHÍ HỢP LÝ NHẤT

Phí dịch vụ đăng ký tiêu chuẩn chất lượng rẻ và hợp lý nhất tại INNETCO

YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ HỢP CHUẨN, HỢP QUY

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn theo quy định như sau:

  • Trường hợp 1: Công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký:

+ Bản công bố hợp chuẩn (theo mẫu quy định);

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

+ Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

+ Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

  • Trường hợp 2: Công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:

+ Bản công bố hợp chuẩn theo quy định

+ Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

+ Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

+ Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng nếu chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…),

+ Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.

+ Báo cáo đánh giá hợp chuẩn kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

Theo Điều 9 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN hồ sơ đăng ký bao gồm các thành phần sau:

– Mẫu bản công bố hàng hóa hợp chuẩn theo quy định

– Bản sao các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ chứng minh về tổ chức, cá nhân yêu cầu công bố (Ví dụ: Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, Chứng nhận đầu tư, …);

+ Giấy tờ về các tiêu chí làm tiêu chuẩn công bố;

+ Giấy chứng nhận do tổ chức có thẩm quyền cấp về việc hàng hóa hợp chuẩn kèm theo mẫu dấu.

Tùy từng trường hợp cụ thể, hồ sơ công bố hợp quy như sau:

  • Trường hợp 1: Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:

+ Bản công bố hợp quy theo quy định;

+ Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân

  • Trường hợp 2: Công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân, hồ sơ gồm:

+ Bản công bố hợp quy theo quy định;

+ Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin: tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; Tên sản phẩm, hàng hóa; Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; Cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.

Hồ sơ đăng ký công bố hợp quy theo Điều 14 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN (Sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TT-BKHCN gồm các giấy tờ sau:
– Mẫu theo quy định về bản công bố hợp quy
– Bản báo cáo của tổ chức, cá nhân tự đánh giá về chất lượng hàng hóa với các thông tin cơ bản của tổ chức, cá nhân như địa chỉ, tên, fax, điện thoại,…. và thông tin của hàng hóa cần công bố (tên của hàng hóa, số hiệu, kết luận về sự phù hợp đối với quy chuẩn kĩ thuật).
– Tổ chức, cá nhân yêu cầu cần cam kết hàng hóa đó đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về điều này.

CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

  • 1. Nơi nộp hồ sơ: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan đầu mối ở địa phương tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của doanh nghiệp, có trách nhiệm kiểm tra tính phù hợp của tiêu chuẩn với các quy định của nhà nước.
  • 2. Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố, nếu hồ sơ phù hợp với quy định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ cấp phiếu tiếp nhận công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định này. Trường hợp hồ sơ không phù hợp, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo điểm không phù hợp bằng văn bản để doanh nghiệp tiến hành khắc phục và thực hiện công bố lại.

Quy trình thực hiện ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

Việc đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa bao gồm đăng ký công bố hợp chuẩn và đăng ký công bố hợp quy được thực hiện theo trình tự quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN (Sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TT-BKHCN) như sau:

Đánh giá tính hợp chuẩn, hợp quy của hàng hóa

Việc đánh giá tính hợp chuẩn của hàng hóa cần đăng ký có thể được tổ chức, cá nhân tự mình tự thực hiện hoặc thực hiện thông qua một tổ chức chứng nhận khác.

Tổ chức, cá nhân có yêu cầu nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với thủ tục đăng ký công bố hợp chuẩn là Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, đăng ký công bố hợp quy là cơ quan chuyên ngành tại nơi đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đó.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng kí công bố hợp chuẩn, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện các công việc sau

+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 3 ngày Cơ quan có thẩm quyền ra thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân phải bổ sung hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc. Nếu hết thời hạn này mà không bổ sung được thì cơ quan đó có quyền hủy bỏ xử lý.
+ Đối với trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, trong 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan tổ chức kiểm tra tính hợp lệ và ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ hoặc thông báo lý do không tiếp nhận nếu hồ sơ không hợp lệ.

Câu hỏi thường gặp

Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bao gồm công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy. Những hoạt động này được quy đinh tại Điều 14 Nghị định 127/2007/NĐ-CP, cụ thể:
– Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
– Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đối với hoạt động công bố hợp chuẩn, hồ sơ đăng ký sẽ phụ thuộc vào hai trường hợp sau:
Trường hợp 1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
– Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
– Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).
– Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.
– Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.
Trường hợp 2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:
– Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
– Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật).
– Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP…), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực.
– Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

Công bố hợp quy, hồ sơ đăng ký sẽ phụ thuộc vào hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
– Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN).
– Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau: Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax; tên sản phẩm, hàng hóa; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
Trường hợp 2: Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
– Bản công bố hợp quy (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và nội dung bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN).
– Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.

  • – Về phía nhà nước: Thị trường hàng hóa ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại và chất lượng khác nhau, đặc biệt là tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng đang gây nhiễu loạn thị trường. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát, quản lý sản phẩm hàng hóa. Một trong số những giải pháp khắc phục được nhà nước thực hiện đó là yêu cầu các đơn vị đăng ký và công bố chất lượng sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này đã giúp cơ quan chức năng có cơ sở để quản lý, kiểm tra, giám sát và xử phạt những đơn vị cố tình vi phạm. Doanh nghiệp không muốn bị xử phạt buộc phải đảm bảo đăng ký chất lượng sản phẩm đúng theo quy định.
  • – Về phía người tiêu dùng: Điều 17 Nghị quyết số 51/2001/QH10 quy định rõ người tiêu dùng được quyền tiếp cận thông tin chuẩn, trung thực về chất lượng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đang bán. Do đó, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm, coi đó là một trong những tiêu chí ưu tiên trước khi tiến hành mua bán. Doanh nghiệp nào càng thực hiện tốt và sớm, doanh nghiệp đó càng dễ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
    Bởi những nguyên nhân trên mà doanh nghiệp buộc (nên) đăng ký chất lượng sản phẩm trước khi lưu hành sản phẩm. Thực tế, tùy vào từng loại sản phẩm (thực phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng, máy móc,…) mà doanh nghiệp sẽ cần đăng ký chất lượng ở cơ quan chức năng tương ứng. Trong đó việc đăng ký chất lượng sản phẩm được thực hiện ở 3 hình thức khác nhau:

    • Công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá (tiêu chuẩn cơ sở);
    • Công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn;
    • Đăng ký kiểm định, kiểm nghiệm, đo lường.
  • – Về phía doanh nghiệp: Sức cạnh tranh càng lớn, doanh nghiệp càng cần nỗ lực nâng cao uy tín và xây dựng tốt hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Muốn như thế bên cạnh đảm bảo hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp phải chứng minh được sản phẩm hàng hóa của mình chất lượng và được cơ quan nhà nước kiểm chứng. Điều này đặt ra nhu cầu đăng ký chất lượng sản phẩm.

Mỗi loại sản phẩm sẽ do một cơ quan chuyên môn phụ trách tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký chất lượng của doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp cần phải tìm hiểu hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ để được tư vấn và hướng dẫn.

Đối tác tin tưởng INNETCO đăng ký tiêu chuẩn chất lượng

Tại INNETCO chúng tôi cam kết

HOÀN PHÍ DỊCH VỤ nếu bạn không hài lòng với dịch vụ của chúng tôi

Đem đến dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín, luôn đặt lợi ích của KHÁCH HÀNG lên hàng đầu

Đảm bảo cập nhật thông tin thường xuyên, nhanh chóng giúp bạn luôn AN TÂM

Đảm bảo thông tin được BẢO MẬT tuyệt đối bằng việc ký Thoả thuận bảo mật thông tin (NDA) với Khách Hàng