YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ QUỐC TẾ
1. Điều kiện đăng ký Sáng chế quốc tế
1.1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền Sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Có tính mới;
- b) Có trình độ sáng tạo;
- c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
1.2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Có tính mới;
- b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Các hình thức đăng ký Sáng chế quốc tế
Các doanh nghiệp hiện nay muốn tiến hành đăng ký Sáng chế quốc tế có thể lựa chọn các phương thức sau:
- Nộp đơn đăng ký Sáng chế trực tiếp tại từng quốc gia: Chủ sở hữu Sáng chế nộp đơnđăng ký Sáng chế quốc tế tại quốc gia mà mình muốn đăng ký bảo hộ. Việc xử lý đơn sẽ được sẽ áp dụng theo quy định của từng quốc gia.
- Nộp đơnđăng ký Sáng chế quốc tế theo Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp: Chủ sở hữu nộp đơn đăng ký Sáng chế tại một trong các nước thành viên trước thì khi nộp đơn đăng ký tại nước khác sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên. Việc xử lý đơn sẽ áp dụng pháp luật quốc gia nộp đơn đăng ký.
- Nộp đơnđăng ký Sáng chế quốc tế qua Hiệp ước hợp tác Patent (Hiệp ước PCT).
ĐƠN ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ THEO HIỆP ƯỚC PCT CÓ NGUỒN GỐC VIỆT NAM
Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam, bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai nộp đơn đăng ký quốc tế: làm theo mẫu, 03 bản
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, hình vẽ (nếu có): 03 bản.
- Đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp nguồn gốc Việt Nam phải làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga.